Chỉ số vượt khó AQ – Adversity Quotient

  1. AQ là gì?
  2. Cơ sở khoa học của AQ?
  3. Cây thành công
  4. Đo lường AQ (ARP)
  5. Cách để cải tiến CORE
  6. Phân lớp người theo AQ
  7. Cải tiến AQ
  8. Cách để biến những khó khăn thành cơ hội.
  9. AQ trong tổ chức

AQ là gì?

  • 1997 Paul G. Stoltz đưa ra chỉ số vượt khó – Adversity Quotient – AQ.
  • AQ là chỉ số thể hiện khả năng, cách thức đáp ứng trước những khó khăn (bao gồm những thay đổi và thử thách).
  • AQ là một yếu tố dự báo sự thành công, khả năng chịu căng thẳng, hiệu suất, chấp nhận rủi ro, khả năng thay đổi, năng suất, sự kiên trì, cải tiến, năng lượng, và sức khỏe của một con người.

Cơ sở khoa học của AQ

Screen Shot 2017-08-01 at 9.52.38 PM

  • Psychoneuroimmunology: là một lĩnh vực khoa học xem xét các mối quan hệ tinh thần-thể chất. Về bản chất, nó nghiên cứu mối quan hệ giữa những gì người ta suy nghĩ và cảm thấy và những gì diễn ra trong cơ thể. Suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe tổng thể như thế nào?
  • Neurophysiology – thần kinh học: là một lĩnh vực khoa học tập trung vào não. Nó nghiên cứu khả năng học và các chức năng của não như thế nào. Những thói quen được hình thành và những gì phải xảy ra để thay đổi thói quen đã được thành lập sẽ như thế nào?
  • Cognitive Psychology – Tâm lý học nhận thức: là khía cạnh phổ biến nhất của tâm lý học tập trung vào các mối quan hệ giữa suy nghĩ và cảm xúc liên quan đến sức khỏe tâm thần của một người. Có rất nhiều khía cạnh nhận thức tâm lý, đặc biệt quan trọng tới AQ là nghiên cứu xem xét các nhu cầu của con người để kiểm soát hay làm chủ được cuộc sống.

Cây thành công

  • Gốc: gen, giáo dục, ý thức
  • Thân cây: tính cách, sức khỏe, trí thông minh
  • Cành: tài năng (năng lực đặc biệt), ham mê
  • Lá: hiệu suất

AQTree

Đo lường AQ (ARP)

  • Adversity Response Profile là bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí CORE.
  • C = Control
  • O = Origin and Ownership
  • R = Reach
  • E = Endurance

Ví dụ: http://articles.latimes.com/1998/may/18/news/ss-51010

Control:

  • Mức độ ảnh hưởng của bạn đến tình huống
  • Nhận thức quyền kiểm soát bạn có để vượt qua khó khăn.

Đặc điểm:

  • Người có AQ cao thì nhận thức quyền kiểm soát và ảnh hưởng của họ tới các tình huống khó khăn tốt hơn những người có AQ thấp.
  • Ngay cả trong các tình huống bất lợi hoặc bị vượt khỏi tầm tay thì người có AQ cao vẫn có gắng tìm ra các khía cạnh của tình huống mà họ có thể ảnh hưởng và kiểm soát được.
  • Trong khi người có AQ thấp vì nhận thức quyền kiểm soát ít hoặc không có nên thường bỏ cuộc.

Origin and Ownership:

  • Ai, điều gì là nguyên nhân gốc của khó khăn?
  • Đến mức độ nào thì coi như đạt được kết quả?
  • Đến mức độ nào thì tôi chịu trách nhiệm?

Đặc điểm:

  • Người có AQ cao sẽ giữ trách nhiệm của họ để đối phó với các tình huống bất kể nguyên nhân có do họ hay không.
  • Trong khi người có AQ thấp thường lảng tránh trách nhiệm và hầu hết thường cảm thấy mình là nạn nhân và bất lực trước tình huống.

Reach:

  • Khoảng cách giữa hậu quả của tình huống này tới các khía cạnh khác trong công việc và cuộc sống.
  • Đến mức độ nào khó khăn sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.

Đặc điểm:

  • Người có AQ cao giữ những trở ngại và thách thức khỏi những khía cạnh khác trong công việc và cuộc sống của họ.
  • Trong khi người có AQ thấp có xu hướng biến thành thảm họa, họ cho phép những khó khăn thách thức lấn sang khu vực khác kể cả khu vực không liên quan.

Endurance:

  • Khó khăn sẽ kéo dài bao lâu?
  • Nguyên nhân của khó khăn gần nhất kéo dài bao lâu?

Đặc điểm:

  • Nhìn thấy từ trước các khó khăn to lớn là một kỹ năng để duy trì hy vọng và lạc quan.
  • Ghi nhãn cho mình là “ngu ngốc”, “kẻ thua cuộc” là bất lợi và khó khăn để đảo ngược tình thế.
  • Người có AQ cao có khả năng kỳ lạ quan sát những khó khăn triền miên nhất trong quá khứ và duy trì hy vọng, lạc quan.
  • Trong khi người có AQ thấp cảm nhận khó khăn như kéo dài không thời hạn nếu không phải là vĩnh viễn.

Cách để cải tiến CORE

  1. Hãy là một trinh thám:
  • Khi tình huống khó khăn phát sinh, nếu không thể kiểm soát được thì ngay lập tức xác định ít nhất 1khía cạnh mà bạn có thể gây ảnh hưởng đến.
  1. Hãy là một luật sư:
  • Hỏi nhỏ hoặc hỏi thẳng câu hỏi cho những người nói “Vâng, chúng ta không làm gì được cho việc đó”. Hãy tìm cách cụ thể để chứng minh họ sai. Và chứng mình lập luậ của mình với các bằng chứng thực tế.
  1. Hãy là một thẩm phán:
  • Nếu bạn cảm thấy thiếu kiểm soát trong một tình huống nhất định, thì hãy cố gắng đưa ra những đánh giá khách quan. Các quyết định phải dựa vào sự thật.
  1. Hãy là người tiên phong
  • Hãy là người đầu tiên nhận xử lý các tình huống khó khăn bất kể bạn có là nguyên nhân hay không.
  • Trình bày trách nhiệm và các hành động dự định của bạn để từng bước xử lý vấn đề.
  1. Hãy là người chọn cơ hội
  • Hãy tự hỏi mình những kết quả chắc chắn sẽ xảy ra của một tình huống nhất định trong vòng 24 đến 48 giờ tiếp theo. Từ đó chọn ra những những kết quả mà bạn cảm thấy bắt buộc phải nhận trách nhiệm và hành động.
  1. Hãy là người lính cứu hoả:
  • Khi khó khăn ập đến, bạn cần đưa ra các hành động khẩn cấp để ngăn chặn những đốm lửa phát sinh tử nó ảnh hưởng tới các khía cạnh khác của cuộc sống.
  • Hãy kìm nén cảm xúc bùng phát khi khó khăn xuất hiện.
  1. Hãy là một bác sỹ phẫu thuật:
  • Khi khó khăn phát sinh, hãy ngăn chặn nó khỏi các vùng kinh doanh, mối quan hệ và cuộc sống của bạn bằng cách bịt chặt các hoạt động bị hư hỏng hoặc thậm chí loại bỏ chúng.
  1. Hãy là người nhìn xa trông rộng:
  • Không có vấn đề gì là khó khăn, hãy tưởng tượng cuộc sống sau khi đi qua nó.
  • Ép chính mình vượt lên trên và nhìn xa hơn về khó khăn
  • Vẽ một bức tranh tinh thần về sự khác biệt sau khi nghịch cảnh qua đi.
  1. Hãy là người kế toán:
  • Lập một bảng cân đối kế toán một bên là kết quả có thể có của nghịch cảnh khi bạn không có quyền kiểm soát, không sở hữu, không dự báo được bao lâu và ảnh hưởng gì. Một bên là các tác động của nghịch cảnh mà bạn có một lượng kiểm soát, sở hữu, … nhất định. Phân tích những tình huống có thể xử lý và các vấn đề khó khăn có thể phát sinh.
  1. Hãy là nhân tố xúc tác:
  • Hãy thực hiện dù là hành động xây dựng nhỏ nhất để dành lại quyền kiểm soát, quyền sở hữu, hoặc hạn chế vùng ảnh hưởng của khó khăn và bạn sẽ thấy nó bị thu hẹp lại.

Phân lớp người theo AQ

Quitter – low AQ

  • Động lực, năng lượng, năng suất, kiên trì thấp
  • Có xu hướng thảm họa hóa khi gặp khó khăn

Camper – moderate AQ (80% thuộc Camper)

  • Sử dụng dưới mức tiềm năng
  • Cảm giác bất lực và tuyệt vọng lớn dần theo thời gian.
  • Camper có thể đạt được thành công, mục đích nhất định nhưng tự hài lòng và xây dựng “Comfortable prison”, không thiết lập thêm mục tiêu. >> May mắn là camper có thể cải tiến thành climber bất kỳ lúc nào họ chọn.

Climber – high AQ

  • Có khả năng chịu được nghịch cảnh và luôn tiến bộ.
  • Duy trì được quan điểm và cách đối ứng thích hợp trên mỗi sự kiện.
  • Ex: Thomas Edison: dùng hơn 20 năm + > 500.000 phép thử để phát minh ra ánh sáng; Trong kinh doanh, những người climber không chú trọng vào việc họ bị thất bại bao nhiêu lần mà họ sẽ tiếp tục đứng dậy và làm lại.

Hoặc có thể phân loại theo

Người bi quan:

  • Xem khó khăn là vĩnh viễn, bao trùm và ăn sâu vào cá nhân
  • Tin rằng cuộc khủng hoảng không có hồi kết và sẽ phá hủy mọi thứ
  • Tin rằng đó là lỗi do mình
  • Ngôn ngữ thể hiện: Không thể, không có cách nào, rất khó để, tôi đang có rất nhiều việc rồi, …

Người lạc quan:

  • Xem nghịch cảnh và các vấn đề như thách thức
  • Xem các vấn đề chỉ là tạm thời, có giới hạn
  • Không trầm trọng hóa vấn đề và theo triết lý “Điều này rồi cũng qua đi”

Làm thế nào để cải tiến AQ

LEAD

  • Listen to your response to adversity.
    • Các đáp ứng có các yếu tố của CORE chưa?
    • Các đáp ứng có thang điểm CORE thấp hay cao?
  • Explore all origins and your ownership responses.
    • Nguồn gốc có thể của ngịch cảnh là gì?
    • Đâu là lỗi của tôi?
    • Những gì đặc biệt tôi có thể làm tốt hơn?
    • Những khía cạnh nào tôi nên sở hữu, khía cạnh nào không nên?
  • Analyze the evidence.
    • Có bằng chứng nào tôi không có quyền kiểm soát không?
    • Có bằng chứng nào thể hiện khó khăn sẽ ảnh hưởng tới các vùng khác trong cuộc sống không?
    • Có bằng chứng nào về việc hậu quả của khó khăn sẽ kéo dài không?
  • Do something
    • Thông tin bổ sung gì tôi cần thiết ?
    • Những gì tôi có thể làm để thêm được quyền kiểm soát không?
    • Những gì tôi có thể làm để ngăn chặn vùng ảnh hưởng của khó khăn?
    • Tôi có thể làm gì để hạn chế thời gian chịu đựng khó khăn trong trạng thái nó đang tồn tại?

Biến khó khăn thành cơ hội

  1. Điều chỉnh tư duy, cách nghĩ
  • Hãy dạy các thủ thuật mới cho não
  • Hãy thiết kế suy nghĩ tích cực thay thế cho suy nghĩ tiêu cực
  • Có ý thức thực hành bằng cách sử dụng cách suy nghĩ mới hàng ngày trong vòng 30 ngày.
  1. Thay đổi những gì bạn nói với chính mình
  • Hãy lắng nghe những hội thoại nội bộ của mình. Những suy nghĩ tiêu cực đang ngăn cản bạn nhìn thấy các cơ hội.
  • Hãy thay đổi bằng cách nuôi dưỡng, trau dồi những đối thoại tích cực nội bộ.
  1. Ít phản ứng và đáp ứng nhiều hơn
  • Khi đối mặt với những trở ngại và thách thức, hãy cưỡng lại những suy nghĩ và phản ứng tự động đầu tiên.
  • Thay vào đó, xem xét các câu trả lời/phản ứng thông minh.
  1. Quan sát ngôn ngữ của bạn
  • Ngăn mình trước khi định nói những điều như: “Tôi không thể”, “Điều đó không thể”, “Nó quá khó” hoặc “Tiiu đã có quá nhiều việc phải làm”.
  • Hãy có ý thức biến các câu nói trên thành những câu tích hơn trong vòng 30 ngày.
  1. Làm một việc tại một thời điểm
  • Thực hành cách tập trung toàn lực xử lý một công việc cho tới khi hoàn thành nó trước khi thực hiện một công việc khác.
  1. Tập trung vào các mục tiêu
  • Phải hiểu biết nhiệm vụ, tầm nhìn và mục tiêu của bạn.
  • Tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu của những người bạn phục vụ.
  • Điều này sẽ làm cho bạn sẵn sàng khi cơ hội đến.
  1. Cập nhật khẩu hiệu nhiệm vụ cá nhân
  • Viết khẩu hiệu nhiệm vụ cá nhân trong 1 mảnh giấy nhỏ và mangn nó theo người.
  • Hãy đọc nó hàng ngày trong vòng 30 ngày tiếp theo.
  1. Tích luỹ/nuôi dưỡng những thói quen lạc quan.
  • Hãy xử lý các vấn đề xảy ra một cách tốt nhất vì nó có thể xảy ra theo bất kỳ cách nào.
  1. Tìm kiếm cơ hội
  • Thực hành lật ngược các tình huống khó khăn, thách thức thành các cơ hội
  1. Giữ bên mình sổ ghi chép
  • Khi bạn nhận ra/nhìn thấy một cơ hội khả thi, hãy ghi lại vào sổ ghi chép mà bạn luôn giữ bên mình.

AQ trong tổ chức

  • AQ hiện diện trong văn hóa của công ty
  • Công ty có AQ cao phát triển tốt hơn công ty có AQ thấp
  • Nhân cách, cá tình của CEO là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới AQ của công ty
  • Các leader thường có AQ cao hơn
  • Công ty nên thuê những người có AQ cao.

 

Đăng bởi Ngo Phan Hai

Help people succeed faster!

Trả lời

Bạn cần phải đăng nhập để gửi bình luận:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: