- CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
“CÔNG TY NỖ LỰC LÀM KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG TRÊN CƠ SỞ HIỂU BIẾT SÂU SẮC VÀ ĐÁP ỨNG MỘT CÁCH TỐT NHẤT NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG VỚI LÒNG TẬN TỤY VÀ NĂNG LỰC KHÔNG NGỪNG ĐƯỢC NÂNG CAO”
CHẤT LƯỢNG mà một công ty nên hướng đến chính là SỰ HÀI LÒNG của Khách hàng
Để làm Khách hàng hài lòng, chúng ta phải hiểu NHU CẦU của họ, không chỉ hiểu mà là hiểu biết sâu sắc.
Dựa trên sự hiểu biết đó, chúng ta mới có thể nỗ lực để đáp ứng một cách tốt nhất NHU CẦU của họ. Và sau cùng, Công ty nên cam kết không ngừng nâng cao hơn nữa LÒNG TẬN TỤY và NĂNG LỰC của mình trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho Khách hàng. Đã có rất nhiều câu chuyện thực tế ở các công ty mà ở đó sự thành công của dự án vượt qua những giai đoạn rất khó khăn và có được sự tin tưởng của KH là đến từ LÒNG TẬN TỤY của cả một tập thể.
2. CHU TRÌNH PDCA

PDCA là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Chu trình này không chỉ áp dụng cho các công việc trong lĩnh vực phần mềm mà nó còn áp dụng cho tất cả các công việc trong đời sống của chúng ta.
PDCA là một phương pháp quản lý gồm 4 bước Plan –Do-Check-Action. Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt trong các tiêu chuẩn của ISO
- Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
- Do: Thực hiện theo kế hoạch.
- Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
- Act: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Ở các công ty, chúng ta cũng nên nhân rộng tinh thần của PDCA đến mỗi cá nhân. Chỉ cần mỗi người hiểu và vận dụng phương pháp PDCA vào công việc của chính mình thì hiệu quả cộng hưởng mang lại sẽ rất lớn. Hãy luôn LẬP KẾ HOẠCH, làm theo KẾ HOẠCH đã lập, thực hiện KIỂM TRA so với kế hoạch và điều chỉnh để CẢI TIẾN công việc liên tục bạn nhé.
3. TAM GIÁC CHẤT LƯỢNG

Khái niệm tiếp theo, tôi muốn chia sẽ với các bạn là TAM GIÁC CHẤT LƯỢNG.
Hiểu được khái niệm này, các bạn sẽ hiểu được các thành tố cấu thành nên CHẤT LƯỢNG của một tổ chức. Và có thể bạn sẽ tự trả lời được vì sao một dự án hoặc một công ty dù có Quy trình rất bài bản nhưng chất lượng vẫn có thể không tốt.
Tam giá chất lượng gồm 3 yếu tố là: PROCESS – PEOPLE – TECHNOLOGY.
Để có được QUALITY, chúng ta cần đầu tư đồng đều cho cả 3 yếu tố này.
Chúng ta cần có Quy trình làm việc. Việc hiểu biết được quy trình thì có xác định ra những rủi ro có thể sẽ xẩy ra trong các dự án và đưa ra action phòng ngừa nó 1 cách kịp thời.
Con người chính là người áp dụng các quy trình cũng như vận dụng các công cụ kỹ thuật để thực hiện công việc
Để tăng năng suất và chất lượng đồng đều thì việc áp dụng các Công cụ/Công nghệ vào công việc hay còn gọi là tự động hóa sẽ góp phần đáng kể giảm thiểu các lỗi do con người gây ra
Chúng ta sẽ không thể kỳ vọng có được Chất lượng hoàn hảo nếu thiếu sự đầu tư cho 1 trong 3 đỉnh này của Tam giác chất lượng.
Vì vậy, trong công việc của mỗi người, các bạn cũng có thể đảm bảo được chất lượng công việc của mình nếu được đào tạo đầy đủ, công việc có quy trình rõ ràng và có áp dụng công cụ/công nghệ vào xử lý công việc càng nhiều càng tốt.
Theo 1 góc nhìn khác, tam giác chất lượng được cấu thành từ 3 yếu tố: Thời gian – chi phí – và phạm vị công việc à các bạn có thể tìm hiểu thêm ở nhiều tài liệu khác.
4. CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ?

Theo định nghĩa của ISO: chất lượng của một cái gì đó có thể được quyết định bằng việc so sánh tập hợp các đặc tính vốn có với tập các yêu cầu của nó. Nếu những đặc tính vốn có đáp ứng tất cả các yêu cầu, thì nó đã đạt được chất lượng ở mức cao hoặc xuất sắc.
Theo định nghĩa CMMI: chất lượng sản phẩm là sản phẩm có khả năng đáp ứng mong muốn và yêu cầu của người dùng cuối cùng “End user”. Sản phẩm phải làm việc đáng tin cậy và thực hiện tất cả các chức năng của nó.
Tóm lại ở các công ty, chúng ta chọn định nghĩa về Chất lượng là “đáp ứng yêu cầu khách hàng” và “phù hợp để sử dụng” (Fulfill requirement and Fitness for use). là đáp ứng được cả những yêu cầu khác không được phát biểu tường minh, ví dụ những kỳ vọng của người trực tiếp sử dụng sản phẩm (end user)
Trong đó, “đáp ứng yêu cầu” được hiểu là đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm được phát biểu tường minh bằng các dạng văn bản và “phù hợp để sử dụng” được hiểu .
5. TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG CMMi, ISO, ASPICE?
Tại sao các Công ty lại nên chọn 3 loại chứng chỉ là ISO, CMMI và ASPICE để áp dụng cho các dự án của công ty?
Thứ nhất là dựa theo mong muốn tuân thủ theo những tiêu chuẩn và thực hành được áp dụng trên sản phẩm:
- ISO được áp dụng cho các sản phẩm nói chung
- CMMI được thiết kế riêng cho sản phẩm và dịch vụ phát triển phần mềm
- ASPICE đặc thù riêng cho phát triển phần mềm ngành ô tô
Thứ hai là các tiêu chuẩn của 3 loại chứng chỉ này được công nhận trên toàn thế giới
6. CHU TRÌNH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

Với việc tuân theo những tiêu chuẩn thế giới như ISO, CMMi cũng như ASPICE thì việc vận hành cải tiến liên tục trong các công ty là điều dễ hiểu.
Cùng nhau tìm hiểu về Vòng đơi Cải tiến quy trình trong dự án cũng như hệ thống: Đây là 1 chu trình gồm các bước sau:
- Đầu tiên, để quyết định áp dụng quy trình nào, vòng đời chuẩn nào dự án cần xem xét các các yếu tố đầu vào như: Khách hàng, nghiệp vụ và công nghệ.
- Tiếp theo, lựa chọn mô hình phát triển dự án, tương ứng với mỗi mô hình thì các công ty nên có những bộ tài liệu quy trình tương ứng như development, maintenance, tesing, agile/scrum, AMS tại đây sẽ lựa chọn quy trình chuẩn nào, template, checklist chuẩn nào.
- Sau khi lựa chọn được mô hình quản trị phù hợp, dự án phân tích kết hợp những đặc thù của dự án cũng như yêu cầu từ phía KH để xác định qui trình vận hành cũng như cần customize 1 số qui trình so với qui trình chuẩn hay không.
- Thứ 4: Khi vận hành qua các giai đoạn, dự án sẽ đánh giá hoạt động và cải tiến cho dự án mình.
- Cuối cùng là các hoạt động cải tiến quy trình cho các dự án sau cũng như cho quy trình chung của công ty: Từ một quá trình Thứ 4, Sẽ có một bộ phận làm việc phân tích, đánh giá những điểm cần cải tiến theo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) làm tất cả các công đoạn từ requirement, estimate, plan, design, coding, testing, manage quality control process.
Từ đó phân tích mức độ hiệu quả quá trình điều chỉnh dự án và đưa ra cải tiến. Và từ cải tiến này sẽ đưa ra việc define cải tiến cho dự án tiếp theo đó nếu việc cải tiến có hiệu quả, nếu không thì sẽ gạt đi.
7. HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỊNH LƯỢNG

Để việc phân tích hiệu quả của dự án cũng như qui trình thì số liệu phân tích là cực kỳ quan trọng, số liệu đó đến từ rất nhiều các quá trình của nhiều dự án. Nó là input quan trọng cho việc cải tiến cũng như đánh giá performance của dự án/phòng ban/ trung tâm.
Các số liệu để phân tích định lượng và định tính được xác định và vận hành bởi các dự án để quản lý hiệu suất dự án một cách định lượng. Các số liệu có thể được tạo ra để phù hợp với loại dự án và nhu cầu của khách hàng, nếu cần
Hiệu suất dự án được quản lý định lượng bằng cách sử dụng các số liệu được xác định. Khi theo dõi định kỳ (hàng tuần, tại mốc milestone và cuối dự án, nếu bất kỳ số liệu nào nằm ngoài phạm vi, phân tích nguyên nhân được thực hiện để xác định hành động cần thiết để đưa dự án trở lại phạm vi kiểm soát.
Có thể chia thành 5 nhóm số liệu như sau:
•Thứ nhất là Chất lượng (quality).
•Thứ hai là Nỗ lực (Effort)
•Thứ ba là lịch trình (Schedule)
•Thứ tư là Năng suất (Productivity)
•Cuối cùng là Requirement (Yêu cầu)

Các chỉ số được thu thập từ những dự án đóng, được review và baseline trong process database