
Mỗi giai đoạn của vòng đời phần mềm tiêu chuẩn đều có các mục tiêu và tập hợp các sản phẩm công việc đã được tạo ra bằng cách thực hiện các quy trình thích hợp.
Tùy thuộc vào độ phức tạp của dự án, bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời phần mềm tiêu chuẩn đều có một hoặc một số vòng lặp/ bàn giao (release).
Việc lặp lại / bàn giao bao gồm các hoạt động phát triển dẫn đến việc bàn giao sản phẩm (nội bộ hoặc bên ngoài) – một phiên bản sản phẩm ổn định, thực thi, cùng với bất kỳ yếu tố ngoại vi nào khác cần thiết để sử dụng bản bàn giao sản phẩm này.
1. Mô hình thác nước
Có thể thực hiện dự án từ lúc nhận yêu cầu cho đến lúc bàn giao sản phẩm.

Với mô hình này, chia dự án thành 6 công đoạn:
- Khởi tạo dự án– Initiation;
- Tìm hiểu và phân tích yêu cầu – Definition;
- Lựa chọn giải pháp – Solution;
- Phát triển giải pháp – Construction
- Bàn giao sản phẩm- transition,
- Kết thúc dự án – Termination.
Để đảm bảo chất lượng và mục tiêu của mỗi công đoạn thỏa mãn tiêu chí theo yêu cầu của khách hàng, dự án đề ra hay ko thì cần thực hiện đánh giá Chất lượng tại mỗi giai đoạn (Quality Gate). Nếu không thỏa mãn các điều kiện này thì sẽ không thể bước vào công đoạn tiếp theo.
Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng và đặc thù dự án, chúng ta có thể đánh giá và hiệu chỉnh quy trình phù hợp cho dự án mình.
2. Mô hình Agile/Scrum

Hiện nay, càng nhiều dự án và khách hàng vận hành theo mô hình linh hoạt (Agile / Scrum).
- Đối với các dự án này thì sẽ đươc chia thành các phân đoạn (còn gọi là Sprint).
- Dự án sẽ trải qua các giai đoạn sau :
- Opening Sprint – Sprint khởi tạo
- Construction Sprints: 1 dự án có thể có nhiều Construction sprints. Mỗi Sprint sẽ có một số lượng công việc xác định được gọi là back log, mỗi Sprint thường là khoảng 2 tuần đến 1 tháng
- Closing Sprint – Sprint kết thúc
- Product Owner sẽ là người quyết định chấp nhận hay từ chối sản phẩm release hay ko.
- Mô hình Agile/Scrum khác với Waterfall nhưng các hoạt động đảm bảo chất lượng là kiểm tra & kiểm thử thì vẫn là yếu tố bắt buộc ở cả 2 loại hình.
3. Mô hình AMS

Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu tới các bạn về Mô hình AMS
- AMS là viết tắt của từ: Application Management Service – Dịch vụ quản lý ứng dụng.
- Một số đặc trưng của dự án theo mô hình AMS là:
- Hỗ trợ cho người dùng cuối (end users), điều hành Call center hoặc hỗ trợ người sử dụng về các dịch vụ CNTT
- Duy trì các ứng dụng như sửa lỗi, tăng cường chức năng và cải thiện hiệu suất với các yêu cầu nhỏ cho các thay đổi (effort <= 5MDs)
- Tương tác và thực thi trực tiếp trên môi trường Production của khách hàng (triển khai gói, cấu hình hệ thống, thực hiện truy vấn cơ sở dữ liệu)
- Một số lượng lớn các yêu cầu dịch vụ, sự cố, thay đổi hoặc nhiệm vụ (được gọi chung là Tickets) được nhận hàng ngày và liên tục từ người dùng và khách hàng