Vén màn thành công của gà rán KFC

Người ta tán dương KFC vì hình ảnh dễ nhớ và cho đây là một chiến lược marketing hay. Ít ai biết rằng, ông già ấy từng là một con người bằng xương bằng thịt.Đó là Harland Sanders – người sáng lập ra thương hiệu KFC và cha đẻ của món gà rán với “vị ngon trên từng ngón tay” (finger lickin’ good – slogan KFC). Câu chuyện đời và con đường gây dựng thương hiệu KFC của ông ly kỳ không kém gì tiểu thuyết.
image
Phần 1: Cuộc đời bôn ba, xây dựng nhà hàng gà rán đầu tiên và trở về tay trắng ở tuổi 65.
Harland Sanders sinh năm 1890 và lớn lên tại một nông trại ở Indiana, Mỹ. Tuổi thơ không mấy tốt đẹp khi cha ông mất năm ông 6 tuổi, mẹ ông đã tái hôn với một người đàn ông cục cằn ưa bạo lực năm ông 12 tuổi.
Do không thích con riêng của vợ, cha dượng đã buộc mẹ ông gửi em trai của ông đến nhà dì để ở, và ông phải đến làm việc tại một trang trại cách nhà 80 dặm.
Ông đã quyết định nghỉ học sau khi học xong lớp 7. Khi tròn 16 tuổi, Sanders đã khai gian tuổi để nhập ngũ và lên đường đến Cuba.
Quãng đường tuổi trẻ của ông cũng lận đận không kém, trong hơn 20 ông liên tục thay đổi chỗ ở và công việc liên tục từ dọn vệ sinh, công nhân đường tàu, lính cứu hỏa, cho đến bán bảo hiểm nhưng không việc gì trụ được lâu vì khi thì cãi nhau với đồng nghiệp, khi lại xích mích với ông chủ.
Đến năm 1930, sau khi bôn ba khắp nơi, ở tuổi 40 Sanders dừng chân tại Corbin, Kentucky và mở một cửa hàng dịch vụ trong trạm xăng Shell. Để kiếm thêm ít tiền, ông nấu cả đồ ăn và bán cho những người lái xe.
Vì không có chỗ, khách phải ăn ngay trong khu nhà ở chật hẹp của ông. Món gà của ông dần trở nên nổi tiếng khi tài xế truyền tai nhau và cuối cùng ông quyết định mở một nhà hàng 142 chỗ ở bên cạnh trạm xăng.
Nhà hàng gà rán đầu tiên của Sanders – cha đẻ KFC
image
9 năm tiếp theo, ông miệt mài nghiên cứu một loại chảo áp suất để nấu nhanh hơn và giữ cho món gà rán vỏ giòn nhưng thịt vẫn mềm. Ông cũng nghĩ ra một công thức gia vị bí mật tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn (món “gà rán truyền thống” trong KFC ngày nay).
Cửa hàng của ông ngày càng đông khách và nổi tiếng, đến nỗi thống đốc của bang Kentucky (nơi đặt nhà hàng của ông) đã trao cho ông huân chương đại tá danh dự vì những đóng góp cho nền ẩm thực địa phương.
Vẫn tưởng từ đó công việc sẽ phát triển phồn thịnh lên, nhưng không may cho ông biến cố ập đến. Đoạn đường lớn nơi cửa hàng của ông bị nhà nước thay đổi tuyến đường và mở cao tốc chạy ngang qua khu vực này, không còn cách nào khác, ông phải chịu lỗ và bán lại nhà hàng.
Khoản tiền thu về được chỉ đủ để trả nợ thế chấp ngân hàng. Năm 1956, ông sống nhờ vào khoản tiền trợ cấp xã hội ít ỏi 105 USD mỗi tháng. Ở tuổi 65, sau 25 năm gây dựng sự nghiệp, Harland Sanders chính thức mất trắng.
————————————————
Phần 2: Thành công của thương hiệu KFC
Không còn đủ sức lực cũng như tài chính để mở nhà hàng, ông quyết định phát triển theo hướng nhượng quyền, “dự án bên lề” ông từng làm 4 năm trước.
Và thế là, chỉ với một cái chảo áp suất, một công thức bí truyền, ông đi đến từng nhà hàng, quán ăn trong khu vực, đề nghị nấu thử cho chủ quán.
Nếu họ thích món gà của ông, Sanders dự định sẽ cung cấp hỗn hợp gia vị và lấy phí 5 cent cho mỗi suất gà nhà hàng bán được. Có nhiều tài liệu ghi lại rằng, ông phải nghe đến 1009 lời từ chối trước khi nhận được một cái gật đầu.
Dần dần, khi người ta biết tiếng, các chủ nhà hàng đến tận nơi hoặc gửi đơn xin nhượng quyền thương hiệu, Sanders không còn phải đi nữa. Đến năm 1963, có hơn 600 nhà hàng tại Mỹ và Canada bán món gà rán Kentucky.
Biết đến thành công của ông, tháng 10 năm đó, luật sư John Y. Brown, Jr. và nhà đầu tư Jack C. Massey đến gặp Sanders, ngỏ ý muốn mua lại thương hiệu gà rán Kentucky với giá 2 triệu USD (15,1 tỷ USD theo giá trị năm 2015). Luật sư Brown kinh ngạc khi biết chỉ có mình Sanders quản lý cả một hệ thống đồ sộ này.
Ban đầu, vị đại tá không đồng ý, vì ông không muốn thấy đứa con tinh thần của mình rơi vào tay những người “kinh doanh chuyên nghiệp”, sợ rằng họ sẽ chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn ông mất bao công sức mới nghĩ ra.
image
Tuy nhiên, ở tuổi thất thập, ông nhận ra mình không còn đủ sức để giữ một công việc kinh doanh đang phát triển chóng mặt như thế này. Cuối cùng Sanders cũng đồng ý ký hợp đồng vào tháng 1/1965, nhưng ông từ chối 10.000 cổ phiếu trong công ty mới. Ông chỉ nhận làm cố vấn và đại sứ thương hiệu với mức lương 40 nghìn USD một năm.
——————————
Phần 3: Bài học kinh doanh đầy “Uất Hận” và câu chuyện phía sau ít người biết của thương hiệu KFC
Sau khi quyền điều hành rơi vào tay các nhà đầu tư – những người “kinh doanh chuyên nghiệp”, điều mà Sanders lo lắng đã thực sự xảy ra.
Các vụ kiện tụng đã liên tục xảy ra giữa các nhà điều hành và cha đẻ sáng lập. Sự thật là, Sanders đã chính thức bị đá ra khỏi công ty mà mình là người sáng lập.
Sau khi bán công thức và thương hiệu cho các nhà đầu tư để có thể an hưởng tuổi già, Sanders trở về quê nhà để mở một cửa hàng nhỏ dùng công thức của KFC.
Hãng đã kiện ông vì dùng công thức hiện tại đã là bản quyền của hãng, thậm chí hình ảnh khuôn mặt của ông cũng là thương hiệu của hãng và ông không được sử dụng với mục đích thương mại.
Sanders kiện hãng vì đã đưa các sản phẩm khác không thuộc công thức của ông vào chuỗi đồ ăn như sườn nướng, Coca…Và đến cuối đời ông đã phải thốt lên rằng: “Điều mà tôi hối tiếc nhất trong đời là đã bán công thức của mình, để rồi thay vì dùng gà rán với một loại thức uống có lợi cho sức khoẻ (nước chanh tươi của ông), họ lại cho khách hàng dùng chung với nước rửa bồn cầu (các loại nước có gas độc hại sức khoẻ).”
Đây chỉ là một trong những câu chuyện điển hình khi một thương hiệu thành công, người sáng lập mất quyền làm chủ hoặc thậm chí bị đá ra khỏi đứa con mà mình đã tạo nên.
Đó là một bẫy giá trị khi mà người sáng lập không có kiến thức quản trị để có thể mở rộng doanh nghiệp, thậm chí ngay hiện tại ở Việt Nam cũng có rất nhiều trường hợp tương tự.

Đăng bởi Ngo Phan Hai

Help people succeed faster!

Trả lời

Bạn cần phải đăng nhập để gửi bình luận:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: